Bộ Xây dựng cho biết, hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ được thực hiện theo Quyết định 101/2015/NĐ-CP về xây dựng cải tạo lại nhà chung cư, Thông tư số 21/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 101.
Theo Bộ Xây dựng, vướng mắc hiện nay là do thể chế, hành lang pháp lý cho việc cải tạo chung cư cũ chưa có tính đột phá, chưa tạo được sự hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp, không hấp dẫn được các nhà đầu tư tham gia. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Xây dựng đề xuất thí điểm cơ chế đặc thù cho cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và TP.HCM, trong đó bổ sung chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Bộ cho biết hiện nay Sở Xây dựng Hà Nội đã xây dựng Đề án Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố với một số đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách đặc thù.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội đề xuất giao các nhà đầu tư đề xuất ý tưởng và lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án cải tạo, TP sẽ hoàn trả chi phí nếu nhà đầu tư không được chọn, nhằm hấp dẫn sự vào cuộc của doanh nghiệp.
TP Hà Nội cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được chủ động điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch về tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, dân số tại 4 quận nội thành thuộc khu vực nội đô lịch sử.
Ngoài ra, để giải quyết tình trạng chỉ một vài hộ dân không đồng ý dẫn đến dự án ách tắc nhiều năm, UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị cho phép quy định tỷ lệ khoảng 70% chủ sở hữu nhà chung cư không phải cấp D (nhà nguy hiểm) nhất trí là được thực hiện cải tạo, xây dựng lại.
Hà Nội cũng đề xuất được phép chỉ định chủ đầu tư thực hiện hiện dự án nằm trong kế hoạch cải tạo theo hình thức xã hội hóa khi các chủ sở hữu không lựa chọn được doanh nghiệp thực hiện dự án. Đồng thời đưa các chung cư hết niên hạn sử dụng vào kế hoạch cải tạo xây dựng chỉnh trang mỹ quan đô thị.
Không những vậy, để "gỡ rối" vấn đề gây ách tắc nhiều dự án và khiến doanh nghiệp không mặn mà với cải tạo chung cư cũ là tỷ lệ bồi thường, UBND TP Hà Nội cũng cho rằng chủ sở hữu căn hộ tầng 2 có hệ số bồi thường tối đa là 1,5 lần, đối với các chủ hộ tầng 1 sẽ được phép ưu tiên mua thêm phần diện tích sàn kinh doanh thương mại với diện tích bằng căn hộ cũ theo giá đầu tư cộng 10% lợi nhuận của chủ đầu tư.
Còn đối với trường hợp các chủ sở hữu (có nhà chung cư cũ tại 4 quận nội thành cũ) có nhu cầu tái định cư tại dự án khác ngoài vành đai 3 thì hệ số bồi thường sẽ là 2 lần.
Bộ Xây dựng khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ cùng TP Hà Nội để báo cáo Thủ tướng về việc thí điểm các chính sách đặc thù trên.
" alt=""/>Đề xuất thí điểm cơ chế đặc thù cải tạo chung cư cũTên lửa Oreshnik mới được Nga công bố đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Được Tổng thống Vladimir Putin công bố vào ngày 21/11, vũ khí siêu vượt âm tầm trung này được coi là một bước tiến đáng kể trong năng lực tên lửa của Moscow. Đây là một bước tiến có thể tác động đáng kể đến cả cuộc xung đột Ukraine và an ninh quốc tế.
Với tốc độ và độ chính xác được Nga tuyên bố là không có đối thủ, cùng triển vọng sản xuất hàng loạt trong tương lai gần, tên lửa Oreshnik có thể là một bước ngoặt đối với chiến dịch quân sự của Moscow.
Vũ khí mới, không phải bản nâng cấp
Trái ngược với một số nhận định, Tổng thống Putin khẳng định tên lửa Oreshnik không phải là bản nâng cấp của hệ thống tên lửa thời Liên Xô. Thay vào đó, Oreshnik là tên lửa hoàn toàn mới, được phát triển dựa trên công nghệ hiện đại của Nga.
Tổng thống Putin nhấn mạnh tên lửa này đại diện cho đỉnh cao nỗ lực của "Nước Nga mới", ám chỉ đến những bước tiến của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
"Tên lửa được tạo ra trên cơ sở những phát triển hiện đại, mới nhất", ông Putin tuyên bố.
Tốc độ và độ chính xác siêu vượt âm
Tên lửa Oreshnik được mô tả là vũ khí tầm trung có độ chính xác cao, với tốc độ siêu vượt âm. Tổng thống Putin nói rõ rằng mặc dù không được coi là vũ khí "chiến lược", nhưng khả năng của Oreshnik vẫn rất đáng gờm.
"Do sức mạnh tấn công của tên lửa này, đặc biệt là khi sử dụng phối hợp, quy mô lớn, thậm chí kết hợp với các hệ thống tầm xa có độ chính xác cao khác, việc sử dụng Oreshnik sẽ có sức mạnh tương đương với vũ khí chiến lược", ông Putin cho biết.
Tên lửa Oreshnik được thiết kế để bay với tốc độ lên tới Mach 10 (khoảng 12.200km/h), tức là gấp khoảng 10 lần tốc độ âm thanh. Tốc độ cao khiến Oreshnik rất khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại.
Tổng thống Putin khẳng định "không có phương tiện nào trên thế giới có thể đánh chặn các tổ hợp kiểu Oreshnik", đồng thời giải thích rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây, bao gồm những hệ thống được triển khai ở Tây Âu, không thể đánh chặn các tên lửa di chuyển nhanh như vậy.
Lần đầu tiên sử dụng trong chiến đấu
Tên lửa Oreshnik lần đầu tiên được sử dụng trong hoạt động tác chiến vào ngày 21/11, khi tấn công một cơ sở quốc phòng của Ukraine tại thành phố Dnepropetrovsk. Mục tiêu là khu phức hợp công nghiệp Yuzhmash, một địa điểm quốc phòng quan trọng của Ukraine, nơi sản xuất thiết bị tên lửa.
Tổng thống Putin tuyên bố cuộc tấn công là phản ứng trước việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa, như hệ thống ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh, để tấn công lãnh thổ Nga.
"Xung đột khu vực ở Ukraine đã có các yếu tố mang tính toàn cầu", ông Putin nói, đồng thời nhấn mạnh những tác động lớn hơn từ việc phương Tây can dự vào cuộc xung đột.
Sản xuất và triển khai hàng loạt
Sau thử nghiệm thành công và lần đầu tiên sử dụng vũ khí mới, Nga đã cam kết sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik.
"Việc sản xuất hàng loạt Oreshnik đã được tiến hành thực tế", ông Putin xác nhận, với các tên lửa được lên kế hoạch đưa vào Lực lượng tên lửa chiến lược (RSVS) của Nga.
Điều này cho thấy tên lửa Oreshnik sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược quân sự dài hạn của Nga, với tiềm năng triển khai rộng rãi trong những tháng tới.
Tổng thống Putin lưu ý, quá trình phát triển tên lửa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, với các công nghệ trong nước đảm bảo rằng Moscow đã "giải quyết các vấn đề thay thế việc nhập khẩu". Điều này cho thấy Nga đã xoay xở để phát triển Oreshnik hoàn toàn bằng nguồn lực của riêng mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Tác động toàn cầu và tầm quan trọng chiến lược
Tên lửa Oreshnik có khả năng thay đổi cục diện của cuộc xung đột Ukraine. Theo tướng Sergei Karakayev, người đứng đầu Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, Oreshnik "có thể tấn công các mục tiêu trên khắp châu Âu". Điều này khiến tên lửa không chỉ là vũ khí mạnh mẽ trong bối cảnh xung đột Ukraine đang diễn ra, mà còn có thể có những tác động địa chính trị rộng hơn nếu căng thẳng leo thang hơn nữa.
Mặc dù Nga chưa mô tả rõ ràng Oreshnik là vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng độ chính xác và sức mạnh hủy diệt của tên lửa này đồng nghĩa với việc nó có thể được sử dụng để nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở các quốc gia mà Moscow coi là đối thủ. Theo Tổng thống Putin, tên lửa mới đã mang lại cho Nga một lợi thế công nghệ mà hiện tại không có quốc gia nào có thể sánh kịp.
Phản ứng quốc tế và diễn biến trong tương lai
Tên lửa Oreshnik đã gây báo động ở phương Tây. Việc sử dụng vũ khí mới này, kết hợp với xung đột ở Ukraine, đã thúc đẩy Kiev kêu gọi tăng cường phòng không.
Các quan chức Ukraine đã tiếp cận Mỹ để thảo luận về việc cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến, có thể bao gồm hệ thống Patriot hiện đại hoặc thậm chí là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy chúng sẽ có hiệu quả trong việc đối phó với Oreshnik.
Theo RT" alt=""/>Điểm đáng chú ý xung quanh tên lửa Nga tuyên bố "không thể đánh chặn"Đảng Cộng hòa đã chính thức đề cử ông Trump làm ứng cử viên tổng thống năm 2024 của đảng sau cuộc bỏ phiếu điểm danh tại đại hội toàn quốc của đảng.
Đây là lần thứ 3 kể từ năm 2016, cựu Tổng thống Trump được đề cử vào vị trí này. Ông sẽ chính thức nhận đề cử trong bài phát biểu vào tối 18/7.
"Ứng cử viên sau đây đã nhận được số phiếu như sau: 2.387 phiếu bầu cho ông Donald J. Trump. Hãy công bố chính thức", Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết, đồng thời thông báo rằng ông Trump "đã được chọn làm ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa".
Hơn 2.400 đại biểu từ khắp đất nước đã tụ họp về đại hội đại biểu toàn quốc của đảng Cộng hòa nhằm chọn ra gương mặt đại diện cho đảng trong cuộc đua tới ghế tổng thống vào tháng 11. Đại hội năm nay diễn ra từ 15-18/7 ở Milwaukee, bang Wisconsin.
Tại đây, các bang công bố số lượng đại biểu ủng hộ cho mỗi ứng cử viên. Ông Trump cần tối thiểu 1.125 đại biểu ủng hộ để trở thành ứng viên của đảng.
Trong năm nay, việc này chỉ mang tính hình thức vì ông Trump là ứng cử viên duy nhất còn tham gia cuộc đua tới ghế tổng thống của đảng Cộng hòa, sau khi các đối thủ của ông lần lượt tuyên bố dừng tranh cử trước đó.
Diễn biến này xảy ra khi ông Trump cũng công bố ứng viên phó tổng thống là thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance.
Ngoài ra, ông Trump năm nay vẫn giữ nguyên lịch trình tham gia đại hội đảng Cộng hòa, bất chấp ông vừa bị ám sát hụt vào cuối tuần trước.
Chia sẻ với ABC News, ông Trump cho biết: "Tôi không muốn nghĩ về điều đó, nhưng tôi nghĩ nó đã gây ra tác động". Ông Trump hy vọng miếng băng che tai bị thương có thể được gỡ bỏ trước khi ông phát biểu tại đại hội đảng Cộng hòa 2 ngày nữa. Ông nói rằng, trải nghiệm hôm 13/7 đã khiến ông phải viết lại bài phát biểu tại đại hội.
Theo CBS News" alt=""/>Đảng Cộng hòa "chốt" ông Trump làm ứng viên tổng thống